Thiết bị bếp inox công nghiệp

Home » Tin tức » Bố trí nhà bếp thương mại, bếp nhà hàng, khách sạn

Bố trí nhà bếp thương mại, bếp nhà hàng, khách sạn

Một nhà bếp chuyên nghiệp với bề mặt sáng bóng, dễ lau chùi, với chất liệu làm từ thép không gỉ mang lại cho bạn một vẻ đẹp chuyên nghiệp. Bếp công nghiệp sẽ được tích hợp các hệ thống cần thiết từ hệ thống nấu ăn cho đến hút mùi và hệ thống thoát nước có sự gắn kết môt cách chặt chẽ và logic. Để có một nhà bếp công nghiệp chuyên nghiệp với thành phần chính như sau:

Các phần chính của nhà bếp thương mại

Khu lưu trữ

Nhà bếp sẽ lưu giữ nhiều loại vật dụng từ dụng cụ nấu ăn đến việc lưu giữ thực phẩm. Nhà bếp của bạn sẽ cần các đơn vị lưu giữ riêng biệt cho từng nhu cầu này.

Khu sơ chế

Phần chuẩn bị thức ăn trong bếp của nhà hàng bao gồm không gian quầy, dụng cụ cắt và hộp đựng. Khu vực này gần khu lưu trữ để nhóm đầu bếp của bạn lưu giữ nguyên liệu thô một cách nhanh chóng và an toàn cho đến khi chúng sẵn sàng sử dụng.

Rất nhiều công việc dọn dẹp diễn ra trong nhà bếp thương mại đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực phẩm phục vụ thực khách. Bếp công nghiệp sẽ có những trạm rửa riêng biệt, đôi khi sẽ kết hợp máy rửa chén công nghiệp, bồn rửa và giá phơi đồ để hoạt động trơn tru.

Khu Nấu Nướng

Nhà bếp của bạn sẽ cần khá nhiều thiết bị nấu ăn để phục vụ. Một hệ thống thiết bị hiện đại chuyên dụng có hệ thống hút mùi thông gió để không gian được thoáng đãng và thuận tiện.

Khu phục vụ

Khu phục vụ được sử dụng để trưng bày, trang trí các món ăn hay đơn giản là nơi giao đồ ăn cho nhân viên order phục vụ thực khách. Khu vực này càng gần nhà ăn càng tốt thuận tiện cho việc đi lại, tránh va chạm với bộ phận nấu nướng.

Lựa chọn bố trí nhà bếp thương mại phù hợp

bép nhà hàng thương mai

Victor Cardamone, chủ sở hữu của công ty thiết kế nhà bếp Mise Design có nói rằng: “Bố trí nhà bếp lý tưởng của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước và hình dạng không gian nhà bếp. Cardamone đề nghị làm theo các bước sau khi đánh giá bố cục nhà bếp lý tưởng của không gian thương mại:

  1. Tạo quy trình thực hiện từng khâu cụ thể
  2. Lên danh sách thiết bị cho từng khu bếp dựa trên mục tiêu và nhu cầu nhà hàng bạn cần
  3. Tổ chức hoặc thiết kế bố trí thiết bị cho từng khu vực
  4. Sắp xếp các khu vực cạnh nhau theo từng khâu của chế biến thực phẩm

5 loại bố trí nhà bếp thương mại

Bố trí dây chuyền lắp ráp

Lợi ích: Mô hình này tạo điều kiện cho việc sản xuất hàng loạt món ăn trong một lần. Dây chuyền lắp ráp hoạt động tốt nhất với nhiều đầu bếp, mỗi người chịu trách nhiệm cho một phần của quy trình sản xuất thực phẩm. Phù hợp với nhà hàng thức ăn nhanh

Bố trí đảo

Lợi ích: Với mô hình trung tâm, nhân viên đầu bếp có thể dễ dàng giao tiếp và giám sát công tác nấu nướng.

Bố cục kiểu khu vực

Lợi ích: Cho phép món ăn khác nhau được chuẩn bị cùng một lúc. Phù hợp với các nhà hàng có thực đơn đa dạng, các nhà bếp không gian sự kiện.

Bố trí Galley

Lợi ích: Với không gian trống ở trung tâm, đầu bếp có thể dễ dàng xoay làm việc nhiều trạm một lúc phù hợp với không gian chật hẹp, ít nhân viên như xe tải thực phẩm.

Bố trí bếp mở

Lợi ích: cho phép khách hàng nhìn thấy hành động thường diễn ra sau hậu trường, là nơi thuận lợi để giải trí cho khách, tối đa hóa không gian nhỏ. Nhà hàng cao cấp hoặc nhà hàng có không gian thương mại nhỏ.

 

Tin tức liên quan

BACK TO TOP