Thiết bị bếp inox công nghiệp

Home » Tin tức » Tư vấn thiết kế bếp công nghiệp

Tư vấn thiết kế bếp công nghiệp

Tư vấn thiết kế bếp công nghiệp cho nhà hàng, khách sạn hay những bếp ăn có quy mô lớn đòi hỏi phải tính toán về diện tích và công năng sử dụng sao cho quá trình vận hành được an toàn và linh hoạt nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chúng tôi đã thiết kế và cung cấp thiết bị bếp công nghiệp cho hàng trăm bếp ăn nhà hàng, khách sạn, nhà máy… Hôm nay chúng tôi xin tư vấn cách thiết kế bếp công nghiệp, sao cho đảm bảo nhất mà không bị ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả khu bếp.

Những chú ý khi thiết kế bếp công nghiệp

Giao thông bên trong và ngoài khu bếp

– Khi thiết kế bếp công nghiệp việc đầu tiên chúng ta cần chú ý tới việc thực phẩm tươi sạch hàng ngày được đưa vào khu vực nào, đặt ở đâu để bố trí không gian bếp cho phù hợp. Phải làm sao cho đảm bảo được không gian đầy đủ cho hàng hóa khi đưa vào. Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc giao thông của khu bếp và nơi phục vụ phải thuận lợi cho việc đi lại

Thiết kế bếp công nghiệp

Thiết kế bếp công nghiệp

Khu dành cho nhân viên

– Nhiều nhà hàng, khách sạn không chú trọng đến vấn đề này tuy nhiên tốt nhất nên thiết kế riêng bếp công nghiệp với một khu dành riêng cho nhân viên để thay đồ và để tư trang khi làm việc.

Khu nấu 

– Khu nấu là phần quan trọng của bếp, khi lựa chọn cần chú ý tới menu, từ đó có quyết định chính xác hơn. Đảm bảo quy trình nấu phải phù hợp với phong cách phục vụ của nhà hàng, ví dụ như những bếp nấu nhanh như salamanders, chiên nhúng, chiên bề mặt, hay các bếp nấu cho ra 1 lần với lượng nhiều thức ăn… phải đặt gần nhất có thể với khu vực ăn uống.

– Các lối giao thông trong khu vực nấu phải tối thiểu là 900mm, để đảm bảo sự thoải mái và vận hành tốt hơn.

Kho lưu trữ hàng hóa, thực phẩm

Đối với những kho hàng hóa chứa nhiều thực phẩm thì chúng ta đặt gần lối vào hàng để tránh việc đi quá xa, nếu cần thiết chúng ta nên đảm bảo không cho nhân viên giao hàng vào khu bếp.

tư vấn thiết kế bếp công nghiệp 1

Tư vấn thiết kế bếp công nghiệp

Khu soạn, chia thực phẩm

– Đây là phần chính của khu rửa, soạn chia thực phẩm phải nằm ở giữa khu lưu trữ thực phẩm cũng như nơi tiến hành nấu nướng nhằm đảm bảo việc giao thông thuận lợi trong nội bộ khu bếp, tránh việc đan xen lẫn nhau gây chật chội.

– Do bếp nhà hàng, khách sạn có nhiều khâu nên những quy trình khác nhau cần được tách biệt, ví dụ như thịt và cá nên tách biệt nhau từ khâu chuẩn bị, hay  khu vực thực phẩm đông lạnh với các khu khác. Ngoài ra khi thiết kế bếp công nghiệp bạn cũng cần phải xem xét đến các kho lưu trữ có đủ thực phẩm cho công đoạn chuẩn bị hay không.

– Chậu rửa có được cung cấp đầy đủ chưa, và nên tách biệt việc rửa nồi và rửa tay khác nhau

Khu bảo quản thức ăn nấu xong, chờ phục vụ

– Khu bảo quản: thiết bị hâm nóng, tủ mát…nên đặt gần khu ra hàng

– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo đúng tiêu chuẩn lưu trữ thức ăn khi mang ra cho khách

Khu ra thực phẩm

Khi thiết kế bếp công nghiệp bạn nên chú ý khu vực ra thực phẩm, đặc biệt là việc ra hàng cho khu phục vụ thức ăn nhanh tránh bất lợi cho việc xếp hàng, đảm bảo làm sao giữa khu bảo quản thức ăn chờ phục vụ với khu ra hàng được kết nối thuận lợi nhất.

Khu rửa, vệ sinh thiết bị

–  Khu rửa chén, thực phẩm cần phải thiết kế diện tích đủ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng trong thực tế cần phải cắt giảm diện tích khu này để tăng diện tích phục vụ khách hàng. Nếu khu vực rửa không đảm bảo vệ sinh bạn sẽ có thể bạn mất một lượng khách lớn.

– Một không gian đủ để lưu trữ các sản phẩm thô đã được rửa sạch và một không gian cho rác thải, và nên tách biệt 2 khu này để tránh việc nhiễm bẩn cũng cần được chú trọng khi thiết kế bếp nhà hàng.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà Inox Anh Trang xin được chia sẻ giúp các bạn có những kiến thức cơ bản để thiết kế bếp công nghiệp tốt nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Inox Anh Trang để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan

BACK TO TOP